CHÀM LÀ GÌ
Bệnh chàm Eczema là bệnh lý da liễu mạn tính phổ biến. Bệnh tiến triển thành từng đợt với đặc trưng một số triệu chứng như nổi nhiều mụn nước, da khô, dày sừng, da nổi từng mảng đỏ, ngứa ngáy, bong vảy, tiết dịch… Bệnh có đặc tính dai dẳng, tái phát thường xuyên và rất khó để chữa khỏi dứt điểm.
Bạn đang xem: Chàm là gì

Bệnh chàm Eczema là gì?
Bệnh chàm hay còn được biết đến với tên khoa học là Eczema. Đây là bệnh lý viêm da điển hình và phổ biến trong những bệnh lý da liễu. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở lớp nông ngang bằng với bề mặt da, ban đầu là những mảng đỏ đơn thuần, sau đó kèm theo các đốm mụn nước và gây ngứa ngáy.
Bệnh thường khởi phát theo từng đợt hoặc tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Căn bệnh này gần như không thể chữa khỏi dứt điểm, việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm thiểu triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh, phục hồi vết thương.
Bệnh chàm Eczema có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và được đánh giá là không quá nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nó lại gây ra nhiều phiền phức, mệt mỏi đến sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Nguyên nhân gây bệnh chàm Eczema
Theo các chuyên gia, có khá nhiều nguyên nhân khởi phát triệu chứng bệnh chàm Eczema. Do đó, rất khó để người bệnh có thể biết được mình mắc bệnh do nguyên nhân nào. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là do sự kết hợp của các yếu tố nội ngoại như:

Do di truyền: Bản chất của bệnh chàm Eczema có liên quan đến gen di truyền. Do đó, nếu sinh ra trong một gia đình mà các thành viên từ ông bà đến bố mẹ đều đã hoặc đang mắc bệnh chàm Eczema thì nguy cơ mắc bệnh của người đó sẽ cao hơn so với những người bình thường.Do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Một vài tác nhân dị nguyên có trong môi trường như ô nhiễm, bụi bẩn, tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp, thuốc tẩy rửa đặc thù của ngành công nghiệp… chính là nguyên nhân hàng đầu khởi phát các triệu chứng bệnh.Do stress, căng thẳng kéo dài: Những trường hợp bị bệnh không phải do di truyền hay tiếp xúc với các tác động từ môi trường thì rất có thể việc khởi phát triệu chứng xuất phát từ việc bạn căng thẳng, lo âu quá mức trong thời gian dài.Thiếu hụt dinh dưỡng: Có nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh chàm Eczema là do thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể. Trong đó, thiếu nước và kẽm chính là yếu tố ảnh hưởng tác động khởi phát bệnh.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh chàm Eczema
Những triệu chứng của chàm Eczema có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể con người. Và cứ ở mỗi vị trí thì biểu hiện và triệu chứng lại khác nhau nên việc nhầm lẫn giữa các bệnh da liễu như á sừng, tổ đỉa, viêm da cơ địa… rất thường hay xảy ra. Ngoài ra, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh cũng như mức độ nặng hay nhẹ dấu hiệu nhận biết ở mỗi trường hợp sẽ không giống nhau.
Triệu chứng của bệnh chàm Eczema ở mỗi giai đoạn diễn ra như sau:

Giai đoạn đỏ da: Ở giai đoạn vừa khởi phát, trên bề mặt da sẽ xuất hiện các mảng da đỏ, tập trung thành từng đám, khi sờ vào sẽ có cảm giá cộm tay kèm theo cơn ngứa ngáy khó chịu. Quan sát kỹ hơn sẽ thấy trên bề mặt da có xuất hiện một số nốt sần li ti hình tròn rất ngứa.Giai đoạn nổi mụn nước: Chàm Eczema phát triển đến giai đoạn này sẽ hình thành vô số các đốm mụn nước li ti trên da. Càng để lâu thì số lượng mụn nước càng tăng, dày lên gây cộm khó chịu và ngứa ngáy khi chúng tự vỡ. Mụn nước vỡ ra sẽ chảy dịch và làm cho bề mặt da tại vị trí nổi mụn nước bị tổn thương nặng. Giai đoạn triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng vài ngày hoặc một tháng. Trong vài trường hợp không chỉ có mụn nước mà còn kèm theo mủ trắng, chảy dịch gây nhiễm khuẩn.Giai đoạn mọc da non: Các chân mụn bắt đầu se lại sau khi bệnh đã được kiểm soát phần nào. Lúc này, trên bề mặt da xuất hiện các mảng vảy sẫm màu hơn so với những vùng da bình thường.Giai đoạn liken hóa (hằn cổ trâu): Những vùng da bị chàm Eczema lâu ngày không khỏi sẽ khiến cho bề mặt da trở nên xù xì, thô ráp, dày da, khô cứng và hằn rõ những vết chai sần hay còn được gọi là hằn cổ trâu.
Phân loại bệnh chàm Eczema
Bệnh chàm Eczema là một dạng bệnh gây ngứa da điển hình trong tất cả các bệnh da liễu. Bệnh được nghiên cứu và chia thành nhiều thể bệnh khác nhau, với mỗi thể thì vị trí, hình thái bị tổn thương cũng như yếu tố gây bệnh cũng khác nhau.1. Eczema tiếp xúc
Eczema tiếp xúc hay còn được gọi là bệnh chàm tiếp xúc. Bệnh xảy ra do một số tác nhân gây kích thích như sữa tắm, nước rửa chén, hóa chất độc hại… Bệnh thường xuất hiện ở những vùng da hở và có tần suất tiếp xúc cao như tay, cổ, chân, mặt… Trong đó, bệnh được chia làm 3 thể nhỏ dựa theo tính chất của bệnh:
Chàm da do tiếp xúc dị ứng: Đây là trường hợp người bệnh tiếp xúc với những tác nhân tiêu cực làm kích thích cơ thể tự sản sinh những chất gây dị ứng.Chàm da do kích ứng: Trường hợp này, người bệnh tiếp xúc với sữa tắm, hóa chất mỹ phẩm có chứa nhiều thành phần độc hại gây ra kích ứng dẫn đến chàm da.Chàm da do tiếp xúc với ánh sáng: Thể này thường hiếm gặp hơn những thể ở trên. Xảy ra khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ đúng cách.Đặc trưng về triệu chứng trong giai đoạn này là những mảng da đỏ do bị xung huyết, phù nề, vài người xuất hiện mụn nước hoặc bọng nước tại vùng da bị chàm Eczema. Những vết mụn nước này theo thời gian sẽ vỡ ra, tiết dịch gây ngứa, khô lại và dày lên gây mất thẩm mỹ.
2. Chàm Eczema dạng viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là thể bệnh có tỷ lệ mắc phổ biến nhất tại Việt Nam. Bệnh lý này kết hợp với tình trạng hen suyễn cùng với sốt cỏ hoa chính là “combo” gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của người bệnh. Riêng về triệu chứng của viêm da dị ứng đó là:
Phát ban đỏ nhiều và dày ở các vùng da hở như cổ, tay, chânVùng da phát ban bị ngứa, sẫm màu và ửng đỏ nhiều hơn so với những vùng da không bị.Xuất hiện mụn nước gây ngứa ngáy và chứa nhiều dịch lỏng.Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh Eczema dạng viêm da dị ứng là do cơ thể mất đi khả năng chống các tác nhân gây dị ứng hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

3. Eczema thể địa (viêm da cơ địa)
Eczema thể địa hay còn gọi là chàm do viêm da cơ địa là dạng bệnh lý da liễu phức tạp. Bệnh xảy ra chủ yếu do di truyền giữa những người có cùng huyết thống, rối loạn hệ miễn dịch và rối loạn nhiễm sắc thể và có xu hướng tái phát nhiều lần trong đời. Bên cạnh những tổn thương trên bề mặt da thì bệnh còn đi kèm với triệu chứng của bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô và viêm mũi dị ứng.Thể bệnh này thường khởi phát từ khá sớm, điển hình là trẻ em từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi, kể cả thanh thiếu niên và người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh. Mức độ và hình thái tổn thương cùa bệnh phụ thuộc vào từng độ tuổi, điển hình triệu chứng trong giai đoạn này là vùng da bị đổi màu, khô dày và nứt nẻ, nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm tăng các vùng da lan rộng hơn.
4. Eczema thể đồng tiền (chàm đồng tiền)
Thể bệnh này xuất hiện phổ biến ở nam giới trung niên và thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa thu đông. Dấu hiệu nhận diện dễ nhất đó là những mảng da ửng đỏ có hình tròn như đồng tiền giúp người bệnh dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Bệnh gây ra những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu và gần như không thể chữa khỏi dứt điểm.
Theo các chuyên gia, thể bệnh này chỉ gây ra triệu chứng ở các vị trí như thân mình, mu bàn tay hoặc phần gập duỗi ở các chi. Bệnh không liên quan đến những yếu tố cơ địa và đặc biệt không làm tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương như bệnh Eczema thể địa
5. Eczema da đầu
Bệnh còn được gọi là bệnh viêm tiết bã da đầu với những triệu chứng điển hình như da đầu ngứa ngáy, bong tróc với nhiều lớp vảy sừng, ửng đỏ… Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh không có khả năng lây lan và lành tính. Tuy nhiên, những mảng chàm trên da đầu không chỉ gây ngứa ngáy mà còn khiến người bệnh tự ti, e ngại khi giao tiếp với mọi người.
Nguyên nhân gây Eczema da đầu là do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men, vi khuẩn phát triển gây bệnh hoặc sử dụng dầu gội đầu chứa các chất gây kích ứng mạnh… Mặc dù không lây lan nhưng bệnh lại có tính di truyền cao giữa những người cùng chung huyết thống.
Dấu hiệu đặc trưng của Eczema da đầu là xuất hiện những mảng da bong tróc màu sắc khác nhau ở vùng da đầu kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
6. Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sơ sinh hay còn được gọi là chàm sữa là bệnh lý xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi. Triệu chứng điển hình của bệnh là những mảng da ửng đỏ, tối màu kèm theo ngứa ngáy, quấy khóc nhiều và sút cân.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài và thời tiết. Trong một số trường hợp mẹ sử dụng dầu gội, sữa tắm cho trẻ không phù hợp, có chứa những thành phần độc hại gây kích ứng và khiến trẻ bị chàm nổi mẩn ngứa.
Bệnh chàm Eczema có nguy hiểm không? Có lây không?
Theo đánh giá từ các chuyên gia, chàm Eczema không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên nó lại có tính chất phát triển và tái phát thường xuyên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rất nhanh chóng bệnh sẽ chuyển thành mạn tính và gây khó khăn trong việc chữa trị.
Cũng tương tự những bệnh lý mạn tính khác, mắc bệnh chàm cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm lý. Một vài biến chứng điển hình thường gặp của bệnh chàm như:
Nhiễm trùng da: Eczema làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Những tổn thương nhiễm trùng thường phát triển mạnh mẽ ở vùng da bị tổn thương và gây ra các triệu chứng như sưng, đau nhức, tiết dịch từ vết loét, sốt…Nhiễm nấm: Một số trường hợp người mắc bệnh chám cũng có thể bị nhiễm trùng nấm men, thường gặp nhất là Candida. Loại nấm này thừng phát triển ở những vùng da ẩm ướt. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bne65h chàm, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Bệnh biểu hiện với một số triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da kèm theo đau rát, da nứt nẻ, một vài người còn bị tổn thương trong miệng.Viêm da tróc vảy: Bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến diễn tiến xấu đi là nguyên nhân tiến triển thành bệnh viêm da tróc vảy. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cùng một số vấn đề khác như mất nước, suy tim, sưng da, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng… Thường thì người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.Một số bệnh lý về mắt: Người mắc bệnh chàm da thường kéo theo một số vấn đề về mắt như viêm kết mạc, bong võng mạc, tạo các nếp gấp ở mí mắt dưới, đục thủy tinh thể… hoặc một số biến chứng nhẹ hơn như chảy nhiều nước mắt, ngứa mí mắt, viêm mí mắt.Rối loạn giấc ngủ: Bệnh chàm đặc trưng với những cơn ngứa ngáy dữ dội và phát triển từng đợt. Tình trạng này có thể khiến người bệnh dễ thức giấc vào ban đêm hoặc khó đi vào giấc ngủ. Trường hợp thiếu ngủ liên tục trong thời gian dài có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái mơ hồ, thiếu tập trung, khó chịu và có vấn đề về hành vi của mình.Dị ứng và hen suyễn: Có rất nhiều trường hợp trẻ em bị chàm ở thời điểm hiện tại thì có nguy cơ rất cao phát sinh những triệu chứng của bệnh dị ứng, hen suyễn… khi trưởng thành, điển hình là sốt cỏ khô và dị ứng với một số loại thức ăn.Mất tự tin: Dù đối tượng bị chàm Eczema là ai thì những mảng mẩn đỏ ngứa ngáy đều khiến cho người đó mất đi sự tự tin, e ngại và né tránh trong giao tiếp.
Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất khó có thể điều trị dứt điểm. Nguyên nhân gây bệnh chàm Eczema chủ yếu là do sự kết hợp giữa các yếu tố là cơ địa từng người, gen di truyền với các tác nhân tiêu cực từ môi trường. Bệnh xảy ra không phải do nấm, vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng nên hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc, sinh hoạt chung hằng ngày.
Mặc dù không lây nhiễm từ người này sang người kia những bệnh chàm Eczema có thể tự lây lan từ chính vùng da bị tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu là do hành động gãi ngứa nhiều làm vỡ các đốm mụn nước, dịch bên trong mụn nước tiết ra rồi lan sang những vùng da khác sẽ biến chúng từ trạng thái bình thường thành nhiễm bệnh. Tình trạng này xuất hiện đặc biệt ở trẻ nhỏ vì trẻ chưa thể tự kiểm soát được hành vi gãi ngứa của mình cũng như chưa ý thức được việc chú ý chăm sóc da.
Phương pháp chẩn đoán bệnh chàm Eczema
Để kết luận chỉnh xác bệnh chàm Eczema, bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàng và tiểu sử bệnh lý của từng thành viên trong gia đình, các triệu chứng bệnh để đưa ra một số chẩn đoán lâm sàng ban đầu.
Xem thêm: Mắm Tôm Tiếng Anh Là Gì ? Mắm Tôm Trong Tiếng Anh Là Gì
Sau đó, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu để kiểm tra xem có vi khuẩn, virus đã ăn sâu vào máu hay chưa. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào da ở vùng da bị tổn thương để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng da hiện tại.
Biện pháp điều trị bệnh chàm Eczema
Bệnh chàm Eczema thể mạn tính rất khó chữa trị và hiện nay cũng chưa có một biện pháp nào hiệu quả nhất để điều trị triệt để bệnh Eczema. Những biến pháp điều trị hiện nay chủ yếu nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, giảm thiểu những tổn thương trên bề mặt da và phòng ngừa tình trạng bội nhiễm để kiểm soát tình trạng bệnh.
Việc điều trị và phòng ngừa tái phát của bệnh chàm Eczema cần tuân thủ theo một số nguyên tắc như:
Tránh xa các chất dị nguyên: Nên tránh xa một số dị nguyên như phấn hoa, ánh sáng mặt trời, bụi bẩn… bằng cách che chắn kỹ lưỡng, đeo khẩu trang, kính râm, áo khoác, găng tay…Không sử dụng các chất kích thích: Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất độc hại có thể gây ra dị ứng. Nếu sử dụng xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu… thì nên ưu tiên chọn sản phẩm có độ pH trung tính vừa phải, chiết xuất từ dược liệu, không chứa chất tạo mùi, tạo màu.Giữ ẩm cho làn da: Để hạn chế tình trạng khô da gây kích ứng phản ứng viêm, hằng ngày người bệnh nên tắm hoặc ngâm tay chân bằng nước ấm… và sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để làm tăng khả năng tự bảo vệ của làn da. Lưu ý, không sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm có chứa thành phần hóa học.1. Điều trị chàm Eczema bằng thuốc
Điều trị bệnh chàm Eczema tại chỗCác loại dung dịch hay kem bôi tại chỗ dùng ngoài da là cách được ưu tiên sử dụng trong điều trị. Tùy theo giai đoạn bệnh, mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc bôi tại chỗ được sử dụng phổ biến do bác sĩ kê đơn trong điều trị bệnh chàm như:

Điều trị bệnh tại chỗ giai đoạn Eczema cấp tínhThuốc tím metin 1%: Dùng cho trường hợp bị tổn thương do nhiễm khuẩn hoặc có dấu hiệu bị viêm loét. Người bệnh có thể trực tiếp thoa thuốc lên bề mặt da.Dung dịch Milian: Dung dịch này có chứa gentian tím và methylene xanh có khả năng ức chế virus gây bệnh. Loại thuốc này thường được chỉ định dùng trong giai đoạn cấp để phòng ngừa bội nhiễm.Hồ nước: Hồ nước có chứa hàm lượng Calcium carbonate được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc hay dung dịch sát khuẩn khác để cải thiện tình trạng bệnh thông qua khả năng ức chế sự hoạt động vi khuẩn trên bề mặt da.Ngoài ra, trường hợp da bị viêm loét và tiết dịch có thể được sử dụng nước muối sinh lý 0.9%, dung dịch Yarish, thuốc tím pha loãng 1/4000, Rivanol 1% hoặc Nitrat bạc 0.25%.
Điều trị tại chỗ giai đoạn Eczema bán cấp
Thuốc mỡ Corticoid + kháng sinh: Sự kết hợp giữa 2 loại thuốc này trong thời điểm làn da bị đã bị tổn thương và có dấu hiệu khô lại, phòng ngừa bội nhiễm, giữ ẩm cho làn da và giảm thiểu ngứa ngáy hiệu quả.Kem bôi có chứa kẽm: Khi những tổn thương trên da đã khô lại và không còn chảy dịch thì sử dụng kẽm để hỗ trợ làm dịu da, sát khuẩn, giảm ngứa.Điều trị tại chỗ giai đoạn Eczema mạn tính
Thuốc mỡ Corticoid + Axit Salicylic: Dùng kết hợp 2 loại thuốc này sẽ giúp làm giảm triệu chứng dày sừng, làm bạt sừng, sát khuẩn nhẹ và làm mềm da.Thuốc mỡ Corticoid: Sử dụng thuốc Corticoid đơn lẻ trong giai đoạn bệnh Eczema mạn tính giúp hỗ trợ tình trạng tổn thương trên làn da, giúp da không nhiễm khuẩn.Thuốc mỡ Goudron: Thành phần chính trong Goudron là những chiết xuất thực vật, có khả năng khử O2 và làm tiêu biến vùng da dày. Lưu ý khi sử dụng loại thuốc này vì có mùi hắc khó chịu và màu đậm.Điều trị bệnh chàm Eczema bằng thuốc uống trực tiếp
Ngoài thuốc bôi điều trị tại chỗ thì đối với những trường hợp bệnh nặng có thể được kê đơn thuốc uống toàn thân để cải thiện hệ miễn dịch:
Thuốc kháng sinh: Một vài loại kháng sinh được dùng phổ biến nhưu Tetracylin, Erythromycin được dùng khi vùng da bị tổn thương có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Nhóm thuốc này chỉ được dùng tối đa từ 7 – 10 ngày, tuyệt đối không lạm dụng thuốc để tránh gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này có khả năng chống lại những chất dị ứng bằng cách ức chế sự hình thành chất trung gian histamine trong cơ thể. Thuốc không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn giảm thiểu ngứa ngáy trên bề mặt da.Thuốc corticoid dạng uống: Bên cạnh dạng bôi thì thuốc Corticoid dạng uống có khả năng kháng dị ứng, kháng viêm mạnh và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc khá nhiều nên chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh bùng phát mạnh với những triệu chứng nghiêm trọng.Các viên uống bổ sung: Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại viên uống bổ sung khoáng chất vitamin như kẽm, omega – 3, vitamin C, E… để cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng điều trị bằng các loại thuốc bôi tại chỗ hay thuốc điều trị toàn thân thì bác sĩ sẽ kết hợp điều trị bằng liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp này thực tế là sử dụng năng lượng từ tia UV nhân tạo (UVA hoặc UVB) để tiêu diệt các ổ khuẩn trên làn da, giảm thiểu tình trạng dày sừng, bong vảy và bội nhiễm. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có sử dụng được vì tia bức xạ rất dễ gây lão hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
2. Điều trị bệnh chàm Eczema bằng các phương pháp tự nhiên
Trong một vài trường hợp bệnh chàm vừa khởi phát, triệu chứng không quá nghiêm trọng, không có biến chứng thì áp dụng những biện pháp tự nhiên giúp làm dịu da, cải thiện tình trạng khô ngứa kéo dài. Ngoài ra, ưu điểm của những biện pháp này là hiệu quả, rẻ tiền và tiết kiệm thời gian.
Dùng gel nha đam: Nha đam được nghiên cứu đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên và tăng cường hệ miễn dịch, nha đam được sử dụng phổ biến trong cải thiện các triệu chứng ngứa, nhiễm khuẩn ở người bệnh chàm Eczema. Đồng thời, gel nha đam còn giúp làm mềm da nhờ hàm lượng cao vitamin, khoáng chất.Dầu dừa: Hàm lượng acid béo trong dầu dừa được chứng minh là có khả năng cung cấp độ ẩm cho làn da, đem lại những tác dụng lợi ích cho người đang mắc bệnh chàm. Mỗi ngày, dùng một ít dầu dừa hâm nóng lên rồi bôi lên vùng da bị tổn thương và kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày để đạt được hiệu quả tốt hơn.Giấm táo: Giấm táo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm là điều đã được khoa học nghiên cứu. Lưu ý để điều trị hiệu quả, nên pha loãng giấm táo, không sử dụng giấm táo đặc vì nồng độ acid rất cao càng kích thích những triệu chứng chàm phát triển.Ngoài ra, dùng nghệ tươi, khoai tây… cũng là những cách hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh chàm Eczema hiệu quả mà người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.
3. Chữa bệnh chàm Eczema theo Đông y
Điều trị bệnh chàm Eczema theo Đông y được nhiều người áp dụng vì đem lại hiệu quả cao và lành tính vì sử dụng các loại thảo dược tự nhiên. Không những vậy, những thành phần có trong thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh mà còn góp phần giải độc, thanh nhiệt và tăng cường sức khỏe, người bệnh sẽ không phải đối mặt với tình trạng lạm dụng thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ.Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là mất rất nhiều thời gian trong điều trị, hằng ngày nấu thuốc, sắc thuốc, canh thuốc để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 1: Chuẩn bị thang thuốc gồm các vị thuốc như bạc hà, xa tiền, thương truật, khổ sâm, hoàng bá, phục linh, sinh địa, bạch tiễn tì, mộc thông, ngưu bàng tử. Sắc uống hàng ngày, sáng, trưa, tối.Bài thuốc 2: Chuẩn bị kinh giới, cam thảo đất, ké đầu ngựa, củ kim cang, hoa bồ công anh, cỏ mần trầu. Sắc uống hàng ngày.Hiện nay, bài thuốc đặc trị bệnh Chàm – Eczema được chú ý nhất hiện nay về hiệu quả phải kể đến bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
THANH BÌ DƯỠNG CAN THANG ĐIỀU TRỊ MỌI THỂ BỆNH CHÀM HIỆU QUẢ, AN TOÀN
Mời xem lại toàn bộ chương trình và phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang ở phút 19:14 giây TẠI ĐÂY hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Sự phối hợp chặt chẽ của 3 chế phẩm trong bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, mang đến phác đồ điều trị trong – ngoài phối hợp, giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây ra eczema, đó là sự rối loạn cơ địa, dẫn tới ngoại tà xâm nhập, độc tố tích tụ tại da. Bài thuốc tạo nên cơ chế 3 tác động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả vượt trội.GIẢI ĐỘC: Trong bài thuốc có chứa nhiều thảo dược có công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt, giúp thanh lọc toàn diện cơ thể, đào thải hết các độc tố tích tụ ra bên ngoài, loại bỏ căn nguyên gây bệnh.TIÊU VIÊM, KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG: Các hoạt chất chống viêm mạnh mẽ, được mệnh danh như những kháng sinh tự nhiên lành tính của Đông y sẽ đóng vai trò như những “dũng sĩ” tiêu diệt các ổ viêm nhiễm trên da, làm lành tổn thương và tái tạo da.ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA: Bài thuốc tác động toàn diện lên các tạng phủ, đặc biệt là can, thận giúp ổn định cơ địa, tăng cường khí huyết, nâng cao hệ miễn dịch, nhờ đó duy trì hiệu quả điều trị bền vững và ngăn chặn tái phát lâu dài.
Thực nghiệm lâm sàng trên 500 bệnh nhân cho thấy, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang lại hiệu quả vượt trội, với tỉ lệ bệnh nhân điều trị thành công sau 1-3 tháng lên đến 95%, hạn chế tái phát sau nhiều năm.

Với thành phần gồm hơn 30 loại thảo dược quý hiếm, 100% nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn GACP-WHO, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được chứng minh có tính an toàn cao, không gây bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm nào.
KHUYẾN CÁO: Bài thuốc được trực tiếp các bác sĩ giàu kinh nghiệm của Trung tâm Thuốc dân tộc bốc thang và gia giảm thành phần tùy thuộc theo tình trạng bệnh của từng bệnh nhân để đạt được hiệu quả tốt nhất. Vui lòng tìm hiểu kỹ thông tin bài thuốc TẠI ĐÂY.
Hoặc liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Hướng dẫn chăm sóc tại nhà và phòng ngừa bệnh chàm Eczema
Để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh bằng những biện pháp vừa kể trên, người bệnh có thể áp dụng thêm một số mẹo cải thiện triệu chứng tại nhà. Tuân thủ thực hiện những biện pháp này còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Tắm nước mát hoặc chườm lạnh để làm giảm ngứa, giảm sưng viêm nóng rát trên bề mặt da trong giai đoạn cấp.Giai đoạn bệnh bùng phát nặng nề hơn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ sớm, không thức khuya và ăn uống đầy đủ.Tắm nước ấm để giúp da dịu lại, mềm hơn, loại bỏ vảy bong, giảm nhiễm cộm… ở giai đoạn mạn tính.Khi những tổn thương trên da đã phục hồi lại, nên tập trung dưỡng ẩm ngày 2 – 3 lần để da nhanh chóng hồi phục lại.Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và có chất dễ thấm hút.Hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất độc hại. Đeo găng tay cao su hoặc ủng khi bắt buộc phải tiếp xúc để hạn chế tối đa những ảnh hưởng.Giảm thiểu những căng thẳng thần kinh, cân bằng cảm xúc để giảm thiểu những triệu chứng bệnh.Tích cực tập luyện thể dục thể thao, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.Xem thêm: Thigh Gap Là Gì, Thigh Gap Nghĩa Là Gì, Bài Tập Giảm Mỡ Đùi Để Sở Hữu Thigh Gap
Chàm Eczema là bệnh lý da liễu mạn tính rất đa dạng thể bệnh và do nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra nên rất khó để chữa khỏi bệnh dứt điểm. Việc mà người bệnh có thể làm là thực hiện các biện pháp làm giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh. Khuyến khích nên thăm khám tại bệnh viện sớm để chẩn đoán bệnh và được bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp.